Bị côn trùng cắn sưng phù: Đây là cách xử lý hiệu quả nhất

April 22, 2020

Côn trùng luôn có mặt trong cuộc sống thường ngày của chúng ta. Nếu không may bị côn trùng cắn thì bạn nên có cách xử lý để tránh những biến chứng xấu. Thường thì mức độ tổn thương do côn trùng đốt không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên một số trường hợp nọc độc từ côn trùng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy hãy cùng chúng tôi điểm qua những cách xử lý hiệu quả khi bị côn trùng tấn công nhé.

Biểu hiện và tác hại khi bị côn trùng cắn sưng phù, mưng mủ

Nếu bạn bị côn trùng cắn hoặc đốt thì cảm giác đầu tiên có thể là đau đớn vùng da bị cắn hoặc có cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Thường thì các loại côn trùng gây độc sẽ khiến vết cắn sưng phù, mưng mủ và bạn cảm thấy đau nhức. Bên cạnh đó một số loại côn trùng không gây độc như muỗi, vắt… khi cắn da người để hút máu sẽ gây ngứa hoặc mẩn đỏ.

Các biểu hiện lâm sàng khi bị côn trùng cắn

Côn trùng có độc gây ra cảm giác đau nhói ngay tại vết chích. Đối với những người nhạy cảm, nọc độc của côn trùng có thể dẫn đến tình trạng dị ứng trầm trọng hay được gọi là sốc phản vệ. Biểu hiện của tình trạng này là toàn thân hoặc một số vùng trên cơ thể phát ban, nổi mề đay, phù nề, ngứa, mưng mủ, đau nhức và khó thở. Đây đều là những triệu chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

bị côn trùng cắn sưng phù

Biểu hiện côn trùng cắn

Ngoài ra các trường hợp do côn trùng không gây độc chích, đốt thì triệu chứng tiêu biểu vẫn là ngứa, sưng phù tuy nhiên mức độ nguy hiểm không đáng lo ngại. Quan sát ngoài da sẽ thấy các vết cắn tấy đỏ hoặc bỏng rộp và mưng mủ. Điều cần lưu ý là những vết côn trùng cắn sưng mủ này có thể phát triển thành vết thương hở dễ gây nhiễm trùng.

Các loại côn trùng tuy không gây độc khi đốt nhưng rất có thể chúng chính là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm như sốt rét, sốt Chikungunya, bệnh Rickettsial và sốt xuất huyết. Tiêu biểu trong các trường hợp này chính là ví dụ điển hình như muỗi Anophen truyền bệnh sốt xuất huyết. Nếu không ngăn chặn kịp thời có thể phát triển thành dịch bệnh ở một số vùng địa lý.

Tác hại khi bị côn trùng cắn

Đa số các trường hợp bị côn trùng đốt, tác hại không đáng kể và các phản ứng xảy ra thường là đau ngứa, sưng đỏ. Thông thường các triệu chứng này sẽ tự khỏi trong vài giờ và ít để lại di chứng. Tuy nhiên nếu mức độ bị cắn, đốt nặng thì cơ thể sẽ có hiện tượng phản ứng lan tỏa. Lúc này bạn sẽ cảm giác bứt rứt do ngứa nhiều thậm chí là đau nhức toàn thân.

bị côn trùng cắn sưng cứng

Côn trùng cắn khiến cơ thể đau nhức, có thể bị các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Như đã nói ở trên, đối với một số người có cơ địa nhạy cảm thì tác hại khi bị côn trùng cắn là vô cùng đáng lo ngại. Bạn có thể bị dị ứng toàn thân, nổi mề đay, khó thở, sốt cao hay nặng nhất là sốc phản vệ. Với trường hợp này nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời thì tính mạng có thể bị đe dọa.

Bên cạnh đó nếu để các vết thương này quá 6h tính từ khi bị cắn mà không có biện pháp can thiệp thì nguy cơ nhiễm khuẩn sẽ rất cao. Điều này cũng gây nguy hiểm đến tính mạng đặc biệt với người suy giảm hệ miễn dịch hoặc hệ miễn dịch còn yếu như người già và trẻ em.

Xử lý như thế nào khi bị côn trùng cắn sưng to ngứa

Khi bị côn trùng cắn sưng cứng để giảm nguy cơ vết thương bị nhiễm khuẩn, bạn cần xử lý càng sớm càng tốt.

Loại bỏ côn trùng ra khỏi vùng da

Đừng vội vàng, hãy kéo chúng từ từ ra khỏi vết cắn. Làm như thế để chúng có thì giờ nhả ra và không sót lại răng vào vết cắn.  Nếu bạn bị đỉa hoặc vắt cắn thì có thể bôi vôi hoặc xà phòng. Chúng sẽ ngay lập tức nhả vết cắn ra. Hoặc bạn cũng có thể hơ lửa xung quanh, đa số côn trùng khi gặp nóng đều sẽ nhả chỗ cắn ra.

vết côn trùng cắn mưng mủ

Cần xử lý vết côn trùng cắn cẩn thận.

Khắc phục nốt cắn

Nếu bị ong đốt bạn có thể rút vòi ong bằng cách dùng nhíp nhổ, móng tay. Tuyệt đối không để nguyên vòi trong da vì nó sẽ làm cho chất độc tiết ra nhiều.

Sát trùng vết chích, vết cắn

Bạn cần rửa vết thương bằng xịt có áp lực với nước sạch nhiều lần để loại bẩn và loại bớt vi khuẩn và các mô chết. Bên cạnh đó khi bị côn trùng đốt nên rửa vết thương bằng xà phòng, bôi thuốc sát trùng để tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Lưu ý quan trọng là không được khâu kín vết cắn, vết đốt của côn trùng mà chỉ làm sạch, băng bó, cố định theo chức năng.

Khắc phục tình trạng vết côn trùng cắn sưng đỏ

  • Giảm nhiệt độ trên vùng da bị đốt có thể hạn chế được tình trạng sưng đỏ. Chính vì vậy mà khi bị côn trùng chích bạn có thể dùng một cục nước đá đặt lên vết thương chừng 5 phút.
  • Bên cạnh đó muối ăn cũng có tác dụng hiệu quả trong việc giảm sưng đỏ. Để áp dụng bạn hãy lấy muối ăn trộn với chút nước cho sền sệt rồi thoa lên vết chích.
  • Sử dụng các loại thuốc đặc trị để giúp nhanh chóng lành vết thương.

Một số trường hợp cần lưu ý khi bị côn trùng đốt

Côn trùng cắn chỉ để lại vết sưng đỏ

Với trường hợp này bạn chỉ cần điều trị tại nhà. Ngoài ra nên dùng nước muối loãng rửa vết đỏ hoặc chấm ngày 3,4 lần. Hạn chế tác động đến vết thương gây xước sẽ dễ dẫn đến nhiễm trùng.

Vết cắn của côn trùng gây đau nhức

Lúc này bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa da liễu khám và điều trị bằng các loại thuốc như dung dịch sát trùng, làm dịu da. Nếu vết thương nặng hơn bác sĩ có thể kê thêm cả thuốc kháng sinh.

côn trùng cắn sưng mủ

Những lưu ý khi bị côn trùng cắn

Vết thương do côn trùng cắn gây mưng mủ

Nếu tình trạng vết thương sưng mủ bạn cần xử lý bằng các dung dịch sát khuẩn như milian, xanh methylen. Sau đó bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được điều trị, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Tuyệt đối không nên áp dụng các phương pháp chữa dân gian như nhai gạo nếp, đậu xanh đắp lên vết thương. Điều này thậm chí làm vết thương nhiễm trùng nặng thêm.

Cách ngăn ngừa côn trùng đốt

Để tránh việc bị côn trùng cắn gây khó chịu thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng bạn cần áp dụng một số biện pháp đơn giản sau đây.

Luôn mắc màn khi ngủ, kể cả khi ngủ vào ban ngày

Điều này giúp bạn hạn chế tối đa được việc bị côn trùng cắn đặc biệt là vào mùa mưa bão. Cho trẻ nằm trong nôi, cũi có màn để chống ruồi, muỗi và các loại côn trùng khác. Bạn cũng có thể hạn chế côn trùng bay vào nhà buổi tối bằng việc đóng cửa sổ hoặc dùng lưới bao chống muỗi.

Dùng thuốc, kem bôi chống muỗi

Các loại kem hay thuốc bôi ngoài da hiện nay đều có tác dụng chống muỗi và các loại côn trùng khác đến gần bạn.  Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi sử dụng là tránh không để thuốc dính vào mắt.

xử lý vết côn trùng cắn

Dùng thuốc, kem bôi chống muỗi

Giữ môi trường sống sạch sẽ, thoáng đãng

Môi trường ẩm ướt, cây cỏ rậm rạp chính là điều kiện để côn trùng sinh trưởng và phát triển. Chính vì vậy để tránh xa côn trùng bạn cần giữ môi trường sống xung quanh gia đình mình luôn sạch sẽ và thoáng đãng. Hãy dọn dẹp, vệ sinh thường xuyên và có thể dùng thêm thuốc phun diệt côn trùng.

Một số mẹo vặt chống côn trùng đốt

Pha chlorine (một loại thuốc tẩy) vào nước tắm. Loại thuốc này thường tiết ra mùi làm cho các côn trùng không dám đến gần. Các hồ bơi thường được sát trùng bằng chlorine. Chính vì vậy nếu đi cắm trại bạn có thể ngâm trong hồ bơi 15 phút trước khi khởi hành chuyến đi ngoài trời. Mùi thuốc tẩy này giữ được côn trùng không dám tấn công bạn trong nhiều giờ.

Đặc tính của côn trùng vốn ưa tối và sợ ánh sáng nóng. Tuy nhiên khá nhiều loại côn trùng thích ánh sáng của đèn huỳnh quang. Nhờ vào đặc điểm này bạn có thể sử dụng đèn huỳnh quang để dụ côn trùng đến và tiêu diệt.

Trên đây là những lưu ý cũng như cách xử lý khi bị côn trùng cắn gây sưng phù, mưng mủ. Hy vọng những thông tin này có ích cho bạn. Đừng quên các biện pháp phòng chống côn trùng đốt, chích đặc biệt là vào mùa mưa nhé.

Related Posts

No items found.

Stay in Touch

Thank you! Your submission has been received!

Oops! Something went wrong while submitting the form